Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 25 kết quả

Tiếng thơ ngân dọc miền lịch sử

 Tiếng thơ ngân dọc miền lịch sử

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2015

Lượt nghe: 1256

Những địa danh lịch sử gắn với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua thơ. Góc nhìn của các nhà thơ chống Mỹ về một thời để nhớ. Một Việt Nam nhẫn nại và cao khiết trong thơ của cựu binh Mỹ Kevin Bowen...(Tiếng thơ 23+30/4)

Bà huyện Thanh Quan - Nữ tính từ một Tiếng thơ Nôm

Bà huyện Thanh Quan - Nữ tính từ một Tiếng thơ Nôm

Ngày phát hành 11:4 | 4/3/2021

Lượt nghe: 1343

Sáng tác thơ Đường luật bằng chữ Hán lâu nay vẫn mang đặc tính nặng nề, cổ kính, xa lạ với người bình dân. Khi viết bằng chữ Nôm, thơ Đường luật với cách gieo vần gieo chữ nghiêm cẩn cũng khó tìm được sự đồng điệu với ngôn từ đề cao sự thuần phác, nguyên sơ, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Thế nhưng, thơ Nôm Đường luật của Bà huyện Thanh Quan lại dung hòa được hai yếu tố khó đội trời chung là niêm luật thơ Đường và ngôn ngữ Quốc âm. Chỉ có thể giải thích rằng chính giọng thơ nữ tính, nhuần nhị, mang mang niềm hoài cổ của nữ sĩ đã thổi hồn cho những áng thơ Nôm Đường luật đầy cốt cách còn ngân vang cho tới hôm nay...

bổ sung file âm thanh tiếng thơ 18+25.06.2015

bổ sung file âm thanh tiếng thơ 18+25.06.2015

Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2015

Lượt nghe: 1916

Gặp lại Tiếng thơ một thuở

Gặp lại Tiếng thơ một thuở

Ngày phát hành 10:34 | 13/9/2021

Lượt nghe: 707

"Gắn bó và chia xa, khắc ghi và quên lãng – Những thái cực khoảng cách, cảm xúc tưởng chẳng bao giờ gặp gỡ - Thế nhưng qua năm tháng, có những điều tưởng chừng như đã thành ký ức xa xăm, một khắc chạm vào, bỗng rộn ràng trở lại, tươi mới, hồn hậu. Đó là những xao động trong ý nghĩ của nhà thơ Nguyễn Thành Phong khi “Gặp lại Tiếng thơ một thuở".

Giọng cười trong tiếng thơ Tú Xương

Giọng cười trong tiếng thơ Tú Xương

Ngày phát hành 11:14 | 3/6/2021

Lượt nghe: 793

Với những cống hiến cho dòng thơ Nôm của dân tộc, thơ Tú Xương đi sâu vào đời sống, được dân gian ưa chuộng đã đành, từ đầu thế kỷ 20 đã được giới trí thức tinh hoa tìm đọc và biểu dương. Đọc thơ Tú Xương, nhà thơ Xuân Diệu có lời bình :“Ông Nghè, ông Thám vô mây khói/ Đứng lại văn chương một Tú tài”. Trong Tiểu luận “Thời và thơ Tú Xương”, nhà văn Nguyễn Tuân xưng tụng “Tú Xương, một người thơ, một nhà thơ vốn có nhiều công đức trong trường kỳ xây dựng lâu đài ngôn ngữ Việt Nam”...

Mùa thu về trong Tiếng thơ

Mùa thu về trong Tiếng thơ

Ngày phát hành 0:0 | 4/9/2019

Lượt nghe: 836

Đến nay, chương trình Tiếng thơ đã có một quá trình dài đồng hành cùng Tiếng nói Việt Nam, đồng hành cùng thính giả cả nước, qua bao khúc quanh lịch sử, qua bao khúc quanh đời người. Đây là một thương hiệu được xây dựng từ những chắt chiu của nhiều thế hệ biên tập viên tài hoa, tâm huyết Đài Tiếng nói Việt Nam. Họ vừa biên tập thơ, vừa góp phần đưa thơ từ văn bản chữ trở thành văn bản của âm thanh, của nghệ thuật, mở rộng không gian cho thơ, cho Tiếng Việt...(Tiếng thơ phát 7/9/2019)

Nhà thơ Hoàng Trung Thông: Tiếng thơ không dứt

Nhà thơ Hoàng Trung Thông: Tiếng thơ không dứt

Ngày phát hành 14:39 | 9/12/2022

Lượt nghe: 177

Nhà thơ Hoàng Trung Thông sinh năm 1925 tại Nghệ An, mất năm 1993 tại Hà Nội. Ông còn có những bút danh khác như Đặc Công, Bút Châm. Hoàng Trung Thông từng trải qua nhiều chức vụ trong giới Văn nghệ như Vụ trưởng Vụ Văn nghệ, Ban Tuyên huấn TW, Thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ, Tổng biên tập tuần báo Văn nghệ, Viện trưởng Viện Văn học, Tổng biên tập Tạp chí Văn học, Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam các khóa 1 và 2. Xuất hiện và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhà thơ Hoàng Trung Thông tiếp tục tạo dấu ấn trong sáng tác những năm kháng chiến chống Mỹ. Những tập thơ đáng nhắc tới của ông có Quê hương chiến đấu, Đường chúng ta đi, Những cánh buồm, Đầu sóng, Trong gió lửa, Như đi trong mơ, Chiến công tuổi thơ, Hương mùa thơ, Tiếng thơ không dứt, Mùa trăng, một số tập phê bình, tiểu luận, tác phẩm chuyển ngữ. Trong các thi sĩ Việt Nam thế kỷ 20, Hoàng Trung Thông là người có học vấn uyên bác. Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người. Thơ Hoàng Trung Thông vì thế ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ.

Nhà thơ Lữ Mai: Tiếng thơ tri ân qua "Chư Tan Kra mây trắng"

Nhà thơ Lữ Mai: Tiếng thơ tri ân qua

Ngày phát hành 15:35 | 15/7/2021

Lượt nghe: 916

Với tâm thế từng trải, là người lính, người trong cuộc, những trang thơ viết về đề tài thương binh, liệt sĩ đương nhiên sẽ có bề dày về mặt thông tin, cảm xúc. Vậy nhưng thế hệ cầm bút trẻ sinh trưởng sau chiến tranh vẫn có tác phẩm chất lượng lấy cảm hứng từ những người lính đã ngã xuống vì hòa bình Tổ quốc. Mới đây, Trường ca “Chư Tan Kra mây trắng” của nhà thơ trẻ Lữ Mai đã ra mắt và tạo hiệu ứng ấn tượng với độc giả. Trên nền câu chuyện về “Trung đoàn mũ sắt” 209 thuộc Sư đoàn 312 với những cựu chiến binh “dối già” đi tìm hài cốt đồng đội, tác phẩm của Lữ Mai thiết thực tri ân thế hệ cha anh một thời hào hùng cũng đầy hi sinh, mất mát.

Nhà thơ Nguyễn Hưng Hải và tiếng thơ về Bác, về ngày Độc lập

Nhà thơ Nguyễn Hưng Hải và tiếng thơ về Bác, về ngày Độc lập

Ngày phát hành 11:56 | 26/8/2021

Lượt nghe: 3588

Mỗi độ thu về sống lại trong mỗi chúng ta những cảm xúc đẹp gắn với những sự kiện trọng đại của đất nước. Cách đây 76 năm, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, từ Quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thời khắc đó mãi không thể nào quên với người đương thời – Và dư vang hãy còn tiếp nối đến các thế hệ sau. Gần như cả cuộc đời sáng tác, nhà thơ Nguyễn Hưng Hải trăn trở với những vần thơ viết về Bác, về những dấu ấn đáng nhớ của dân tộc. Liên tiếp ra mắt những tập thơ, được công chúng, bạn đọc quan tâm, yêu mến, đồng cảm, đó là niềm động viên giá trị với nhà thơ Nguyễn Hưng Hải

Những tiếng thơ nhân nghĩa với cuộc đời

Những tiếng thơ nhân nghĩa với cuộc đời

Ngày phát hành 16:33 | 31/12/2021

Lượt nghe: 557

Trải qua một năm với nhiều thử thách chung của đất nước và mỗi cá nhân con người, những tiếng thơ vẫn cất lên thiết tha, mãnh liệt lòng biết ơn với cuộc sống. Chúng ta cùng lắng lại cảm xúc để nghe các tác giả đoạt giải tự thể hiện những sáng tác gửi tới cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” do Hội Nhà văn TP HCM tổ chức. Cũng từ TP HCM, nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên giãi bày cùng Tiếng thơ nguồn cảm hứng khởi sinh từ tâm thức lạc quan trong đại dịch Covid 19. Kết thúc chương trình và cũng là mở ra hi vọng mới, chùm thơ viết về sự khởi đầu của các nữ nhà thơ nổi tiếng như suối nguồn mát lành thanh lọc tâm hồn chúng ta vững vàng hành trình phía trước.

NSND Vũ Kim Dung trọn một đời cùng Tiếng thơ

NSND Vũ Kim Dung trọn một đời cùng Tiếng thơ

Ngày phát hành 15:34 | 26/12/2023

Lượt nghe: 469

Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, giọng ngâm thơ Vũ Kim Dung đã được thính giả biết đến qua sóng phát thanh Tiếng nói Việt Nam. Một chất giọng đẹp, đầy đặn, sâu lắng, như sinh ra để dành cho ngâm thơ. Chính Tiếng thơ đã góp phần làm nên thành công của NSND Vũ Kim Dung, và cũng từ Tiếng thơ, NSND Vũ Kim Dung đã bước đến những miền không gian khác nhau, thử sức ở nhiều vai trò khác nhau. Song trước hết và sau cùng bà luôn là người của Tiếng thơ, với khao khát được hát lên, ngâm lên những câu thơ đẹp đẽ mang hồn dân tộc… (Hành trình sáng tạo 24/12/2023)

NSND Vũ Kim Dung: Tiếng thơ sóng bước cuộc đời

NSND Vũ Kim Dung: Tiếng thơ sóng bước cuộc đời

Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2024

Lượt nghe: 516

Những ngày đầu năm mới Giáp Thìn, Tiếng thơ của Ban VHNT (VOV6) mời Quý thính giả cảm nhận nội dung và không khí buổi giao lưu với chủ đề “NSND Vũ Kim Dung: Tiếng thơ sóng bước cuộc đời”. Đây là một hoạt động được Ban VHNT (VOV6) đứng ra tổ chức cách đây chưa lâu nhân sự kiện Nghệ sĩ Vũ Kim Dung, một nghệ sĩ từng công tác tại Ban Văn nghệ - Đài Tiếng nói Việt Nam, được Nhà nước tặng danh hiệu NSND cao quý. Chương trình hi vọng là cầu nối thân tình tới các quý thính giả nhiều năm nay đã yêu mến, dõi theo Tiếng thơ và các giọng ngâm, giọng đọc thơ trên sóng Văn nghệ - Đài Tiếng nói Việt Nam. Mời Quý vị và các bạn cùng theo dõi:

Tiếng thơ - Tiếng bình yên

Tiếng thơ - Tiếng bình yên

Ngày phát hành 0:0 | 5/11/2015

Lượt nghe: 1927

"Tuổi thơ tôi ở làng Bản Vền" - nhà thơ Lò Ngân Sủn luôn nhớ về ngôi làng thân thương ấy thay cho bao người cùng tâm trạng. Các tác giả Đinh Hội, Từ Kế Tường,Hoàng Vũ Thuật, Lâm Thị Mỹ Dạ bày tỏ ký ức êm đềm trong thơ. Tâm sự về thơ lục bát gắn với cuộc sống của nhà thơ Lệ Thu.(Tiếng thơ 1+2/11)

Tiếng thơ "Tự hát" của nữ sỹ Xuân Quỳnh

Tiếng thơ

Ngày phát hành 12:11 | 3/10/2022

Lượt nghe: 651

Đêm Thơ – Nhạc – Kịch mang tên “Hoa cúc xanh” do Báo Nông thôn ngày nay, Báo điện tử Dân Việt cùng ê – kip "Se sẽ chứ" tổ chức đúng dịp sinh nhật lần thứ 80 của nhà thơ Xuân Quỳnh diễn ra vào hai đêm 5- 6/10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình quy tụ ê – kip sáng tạo tài năng với Tổng đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc âm nhạc Quốc Trung, Đạo diễn sân khấu – NSUT Trần Lực, Thiết kế sân khấu – Họa sĩ Hà Nguyên Long. Từ nội dung chương thứ 3 của chương trình nghệ thuật “Hoa cúc xanh” với tâm điểm là các sáng tác thơ, BTV chương trình đã có ghi nhận về Tiếng thơ Xuân Quỳnh nặng mang nỗi niềm về mùa thu, mùa sinh, mùa của những cảm xúc tự sự lắng đọng còn mãi với thời gian:

Tiếng thơ của nhà thơ, nhà giáo Bùi Kim Anh

Tiếng thơ của nhà thơ, nhà giáo Bùi Kim Anh

Ngày phát hành 10:46 | 14/11/2022

Lượt nghe: 535

Ở tuổi 74, nhà thơ Bùi Kim Anh, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đã ra mắt công chúng, bạn đọc tổng cộng 12 tập thơ. Ấy là một đam mê, nỗ lực không ngưng nghỉ. Nhà thơ Bùi Kim Anh vốn là một cô giáo dạy Văn có tiếng ở Hà Nội. Mấy chục năm đã trôi qua, tiếng thơ của một nhà giáo vẫn còn đó với ánh nhìn tha thiết với cuộc đời.

Tiếng thơ đất nước, niềm tin

Tiếng thơ đất nước, niềm tin

Ngày phát hành 15:53 | 29/4/2022

Lượt nghe: 1910

Trong nền thơ ca dân tộc, lãnh tụ và lãnh đạo Đảng nhà nước luôn là một đề tài thiêng liêng, là cảm hứng trong ngòi bút của nhiều thế hệ sáng tác. Các nhà thơ lớn như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Hoàng Trung Thông…qua những trang thơ giàu cảm xúc đã xây dựng được những hình tượng nghệ thuật từ nguyên mẫu cuộc đời của lãnh tụ Hồ Chí Minh và bao thế hệ lãnh đạo Cách mạng Việt Nam trên nhưng bước đường dựng xây và đi lên của đất nước. Chương trình đêm nay của Ban VHNT (VOV6) – Đài Tiếng nói Việt Nam dành toàn bộ thời lượng để lật giở lại những tiếng thơ tâm tình lắng đọng ấy.

Tiếng thơ online hưởng hứng ngày thơ Việt Nam

Tiếng thơ online hưởng hứng ngày thơ Việt Nam

Ngày phát hành 9:36 | 1/3/2021

Lượt nghe: 741

Ngày Rằm Tháng Giêng hàng năm được chọn để tổ chức Ngày thơ Việt Nam. Cũng như năm ngoái, năm nay do những ảnh hưởng của dịch Covid 19, Ngày thơ truyền thống ở Văn Miếu Quốc Tử Giám không thể diễn ra. Để gợi lại không khí của Ngày hội thơ đáng nhớ đã liên tiếp hai năm bị hoãn, nhà thơ Hữu Việt – Hiện công tác ở báo Nhân dân đã chủ trì tổ chức livestream buổi tụ họp đọc thơ của các nhà thơ trẻ hiện đang công tác ở báo Nhân dân cùng các Cộng tác viên thân thiết, các bạn đồng nghiệp tham dự góp vui.

Tiếng thơ theo di chúc Bác Hồ

Tiếng thơ theo di chúc Bác Hồ

Ngày phát hành 0:0 | 21/5/2019

Lượt nghe: 1417

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình tượng lớn của thơ hiện đại, và đến nay vẫn là nguồn cảm hứng để người làm thơ viết tiếp câu chuyện thời đại mình đang sống. Đó là một hình tượng có sức lay động, tỏa sáng, sự tích hợp của cặp phạm trù giản dị và vĩ đại .Làm theo di chúc Bác Hồ cũng chính là thực hiện trách nhiệm công dân, lý tưởng sống, coi trọng lợi ích cộng đồng, lợi ích dân tộc, góp phần giữ vững chủ quyền đất nước... (Tiếng thơ 19/05/2019)

Tiếng thơ tri ân những người con hy sinh vì Tổ quốc

Tiếng thơ tri ân những người con hy sinh vì Tổ quốc

Ngày phát hành 0:0 | 25/7/2019

Lượt nghe: 869

Với những người hay đi đi du lịch hoặc sống ở nước ngoài, trở về nước chắc chắn họ nhận ra điểm khác biệt, rằng chưa có nơi nào nhiều tượng đài nhiều nghĩa trang liệt sỹ như đất nước ta. Hàng trăm hàng nghìn, thậm chí lên tới cả chục nghìn, những ngôi mộ hữu danh , những ngôi mộ vô danh, những ngôi mộ gió, những ngôi mộ chìm khuất trong rừng già, tan vào lòng sông lòng biển, dằng dặc qua bao thế kỷ, từ đó tái sinh màu xanh đất Việt...(Tiếng thơ 27/7/2019)

Tiếng thơ trong lòng Tiếng nói Việt Nam

Tiếng thơ trong lòng Tiếng nói Việt Nam

Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2019

Lượt nghe: 931

Khởi đầu từ chuyên mục “Nói chuyện thơ kháng chiến” do nhà thơ Xuân Diệu phụ trách, trải qua năm tháng, chương trình Tiếng thơ với đóng góp của nhiều thế hệ văn nghệ sỹ, biên tập viên, đã song hành cùng với lịch sử Đài Tiếng nói Việt Nam, bước qua chiến tranh đến hòa bình đổi mới, chung nhịp thở với dân tộc, với nhân dân. Mới đây, buổi giao lưu “Tiếng thơ trong lòng Tiếng nói Việt Nam” do Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 thực hiện như một lời cảm ơn tới các thế hệ Văn nghệ sỹ, biên tập viên và thính giả gần xa. Trong không gian Tiếng thơ phát 23/03/2019, cùng theo dõi những nội dung chính của buổi giao lưu này.

Tiếng thơ Trúc Thông: Ngọn nguồn và dấu ấn

Tiếng thơ Trúc Thông: Ngọn nguồn và dấu ấn

Ngày phát hành 15:14 | 3/1/2022

Lượt nghe: 975

Nhà thơ Trúc Thông, tên thật là Đào Mạnh Thông. Ông sinh năm 1940 tại Bình Lục, Hà Nam, từ năm 15, 16 tuổi đã bắt đầu làm thơ, rồi từ đó gắn cả cuộc đời với văn chương và thơ ca. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhà thơ Trúc Thông về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam và sau đó trở thành Biên tập viên của Ban Văn nghệ. Các tập thơ Trúc Thông đã xuất bản có “Chầm chậm tới mình”, “Ma-ra-tông”, “Một ngọn đèn xanh”, “Vừa đi vừa ở”, “Trúc Thông thơ”, Tác phẩm Lý luận phê bình có “Văn chương ngẫu luận”, “Mẹ và em”, “Trúc Thông tiểu luận bình thơ”. Ông được trao Giải thưởng Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội 1990 - 1995, Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2000, Giải B Hội Nhà văn Việt Nam năm 2000; Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2016. Nhà thơ Trúc Thông tạ thế ở tuổi 82 vào ngày 26 tháng 12 năm vừa rồi.

Tiếng thơ từ cánh đồng Chum

Tiếng thơ từ cánh đồng Chum

Ngày phát hành 0:0 | 3/6/2019

Lượt nghe: 957

Chương trình Tiếng thơ được thực hiện nhân dịp các cựu chiến binh, các văn nghệ sỹ từng có thời gian chiến đấu tại nước bạn Lào trở lại thăm chiến trường xưa vào cuối tháng 5 vừa qua. Chương trình thực hiện tại Xiêng Khoảng, với sự tham gia của các nhà thơ: Vương Trọng, Trần Nhương, Châu La Việt, Lê Hoài Nguyên… (Tiếng thơ 02/06/2019)

Tiếng thơ về tình yêu biển đảo

Tiếng thơ về tình yêu biển đảo

Ngày phát hành 0:0 | 25/5/2015

Lượt nghe: 1672

Mỗi vùng biên đảo xa xôi của Tổ quốc Việt Nam đều sâu nặng tình yêu của quân và dân ta đang ngày đêm gìn giữ và bảo vệ chủ quyền đất nước. Mỗi nhà thơ, mỗi người dân luôn lắng nghe Tổ quốc gọi tên mình qua từng con sóng biển. Xúc cảm thơ Nguyễn Hữu Quý, Nguyễn Ngọc Trạch, Anh Ngọc,Phan Thành Minh, Phạm Quang Thuận sâu đậm tình yêu ấy. (Tiếng thơ 24, 25/05)

Tiếng thơ: Đường xuân về đất Tổ

Tiếng thơ: Đường xuân về đất Tổ

Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2019

Lượt nghe: 938

"Thanh minh trong tiết tháng ba/Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh” – Hai câu thơ trong Truyện Kiều đã gắn bó với đời sống của người Việt Nam ta bao nhiêu năm qua, vào mỗi dịp cuối xuân, đất trời trong sáng, cỏ cây giao hòa. Tiết thanh minh đi tảo mộ để nhớ về nguồn cội tổ tiên. Và Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương cũng nằm trong khoảng thời gian tiết thanh minh. Điều đó cho thấy dường như có một duyên sắp đặt, khi những ứng xử của chúng ta phù hợp thì sẽ nhận được sự ủng hộ, thiên thời địa lợi nhân hòa... (Tiếng thơ 10/04/2019)

Tiếng thơ: Tình yêu đồng đất phương Nam

Tiếng thơ: Tình yêu đồng đất phương Nam

Ngày phát hành 0:0 | 15/6/2015

Lượt nghe: 1435

Mảnh đất Phương Nam tươi ròng sự sống hôm nay là kết tinh của mồ hôi, công sức và tâm huyết của cha ông xưa với khát vọng mở mang bò cõi.Chân dung miền đất hiện hữu trong tình yêu và sự gắn bó của mỗi người hôm nay.Thơ Trúc Chi, Lê Thanh Xuân, Hữu Nhân, Nguyễn Giang San,Trần Thị Thắng và Lê Thị Xuân Hương; Nhà thơ In-ra-sa-ra băn khoăn về đầu tư cho thơ dân tộc thiểu số(Tiếng thơ 14+15/06)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya